Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
    Tin Việt Nam
EU đồng hành với sự phát triển bền vững của Việt Nam
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Hoa Kỳ
Bạo lực ở Mỹ gia tăng, vì sao?
Những vấn nạn xã hội của thời kỳ "hậu nợ công" như nhiều người nói đến, cùng với những "giá trị" của "nền văn hóa súng đạn" đã làm gia tăng tình trạng bạo lực ở Mỹ, làm sâu sắc thêm những mâu thuẫn vốn có trong lòng xã hội Mỹ hiện đại.

 


Theo thống kê, trong 4 năm qua, tại Mỹ đã xảy ra hơn 50 vụ xả súng thảm sát. Năm 2013, nhiều vụ xả súng thảm sát đã xảy ra liên tiếp. Riêng trong ngày 9/11, 2 vụ xả súng đã xảy ra. Vụ thứ nhất ở ngoại ô Houston, trong một bữa tiệc nhỏ tại gia với khoảng 100 khách mời. Thủ phạm đã bắn chết 2 người và làm 22 người khác bị thương. Vụ thứ hai xảy ra tại Công viên Bryant ở thành phố New York làm 2 người bị thương.

 

Trước đó, vào ngày 7/11, vụ nổ súng tại cửa hàng cắt tóc tại Detroit, Michigan với 9 người bị bắn, ít nhất 2 người thiệt mạng. Trước đó hai ngày, một vụ xả súng cũng đã xảy ra trong khu trung tâm mua sắm sầm uất Garden State Plaza ở khu Paramus, thuộc bang New Jersey, gây hoảng loạn cho người dân. Trước đó, vào ngày 29/10, 5 người đã thiệt mạng trong một loạt vụ xả súng diễn ra tại thị trấn Terrell, cách thành phố Dallas của bang Texas 48km về phía Đông.

 

Căn cứ hải quân Mỹ ở Washington cũng trở thành nạn nhân của một vụ nổ súng mà thủ phạm là một kẻ tâm thần. Chuyện xảy ra vào giữa tháng 9 và 12 người đã thiệt mạng… Đó là chưa kể vụ một đứa trẻ 3 tuổi và 11 người lớn bị bắn tại một công viên phía Nam Chicago…

 

Những vụ nổ súng thảm sát bừa bãi xảy ra thường xuyên, lặp đi lặp lại tới mức hiện nay người ta không còn coi đó là hiện tượng bất bình thường nữa; thế giới không còn lạ và cũng "chẳng có ai ngạc nhiên nữa" khi nghe tin về vụ thảm sát nào đó xảy ra ở Mỹ, và chính ngay bản thân người Mỹ cũng "không còn cảm thấy bàng hoàng nữa".

 




Dòng người xếp hàng đi qua cổng căn cứ hải quân, nơi xảy ra vụ thảm sát làm 12 người thiệt mạng hồi giữa tháng 9.

 

Những vụ nổ súng thường xuyên ở Mỹ và sự "thờ ơ" của thế giới trước hiện tượng này nói lên điều gỉ? Nhiều người đã đặt câu hỏi: Vì sao tại một quốc gia phát triển hàng đầu, nếu không muốn nói là quốc gia phát triển nhất hành tinh lại là nơi diễn ra nhiều hành vi dã man như vậy? Vì sao người này, người kia, kể cả lớp trẻ được sinh sống và giáo dục "chu đáo" lại có thể gây ra những hành động bạo lực như vậy?

 

Tạm thời gác lại những nguyên nhân dẫn đến các cuộc thảm sát mang tính chất khủng bố, để trả lời cho những câu hỏi trên và cắt nghĩa bản chất của hiện trạng bạo lực nêu trên thì cần phải xem xét vấn đề từ trong lòng xã hội Mỹ.

 

Có không ít người cho rằng, trước hết đó là nguyên nhân về văn hóa. Các vụ xả súng thảm sát có nhiều nguyên nhân, trong đó có sự "đáp ứng nhu cầu" thị trường của các tập đoàn súng và đặc biệt là do "văn hóa súng đạn và bạo lực", như là một biểu hiện cực đoan của "giá trị Mỹ" đã bám rễ sâu xa trong tư duy của người Mỹ, là nguyên nhân quan trọng. Mỹ là một nơi "mua súng dễ như mua kẹo từ một tiệm bánh kẹo". Vì thế các vụ xả súng xảy ra thường xuyên là điều không khó hiểu và khi nghe về các vụ thảm sát, người dân Mỹ đã không cảm thấy bất bình thường, đã "không thực sự bị sốc".

 

Trong con mắt của nhiều người nước ngoài, vụ xả súng giết người hàng loạt do một tay súng đơn độc tiến hành, dường như đó là một phần của tình trạng bình thường mới ở xã hội Mỹ, một sản phẩm của "văn hóa súng đạn" được giữ gìn, dung dưỡng, mà phần lớn những người sống ở bên ngoài biên giới Mỹ không thể hiểu được.

 

Nhà bình luận của báo Người bảo vệ Jonathan Freedland cho rằng: "Căn bệnh dùng súng của Mỹ làm giảm quyền lực mềm của họ. Nó làm cho nước này có vẻ bớt giống một kiểu mẫu và thay vào đó giống một bệnh nhân bị cưa cụt cả tay chân hơn...". Trung tâm Kiểm soát và Phòng, chống dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết bạo lực súng đạn tại Mỹ đã cướp đi sinh mạng của hơn 30.000 người. Ở Mỹ, cứ 30 người mua súng thì có 1 người phạm tội. Các bác sỹ và chuyên gia y tế Mỹ thì lại cho rằng, bạo lực súng ống ngày càng lan tràn như một "dịch bệnh" và gọi đây là "mối đe dọa lớn" cho tính mạng của người dân Mỹ.

 

Tổng thống Mỹ B. Obama tuy đã nỗ lực đấu tranh cho dự luật kiểm soát súng đạn mới, trong đó có yêu cầu kiểm tra nhân thân những người mua súng, từ sau vụ xả súng làm 20 trẻ em và sáu người lớn chết tại một trường tiểu học ở Connecticut tháng 12 năm 2012, nhưng Quốc hội Mỹ đã từ chối dự luật này. Nguyên nhân là do các nghị sỹ lo sợ làm như vậy là "sẽ vi phạm quyền được sở hữu súng đạn" của công dân Mỹ.

 

Một nền văn hóa trong một thế giới tự do mà cá nhân có "quyền được sở hữu súng đạn" và việc mua súng đạn dễ như "mua kẹo", dù có được quy định chặt chẽ như thế nào chăng nữa, dù có một "dự luật kiểm soát súng đạn mới", nhưng nền văn hóa đó cũng tự nó đã sản sinh ra và dung dưỡng những hành vi bạo lực. Và sản phẩm của nền văn hóa ấy tất nhiên sẽ là các vụ bạo lực, các vụ thảm sát bằng súng đạn. Không thể khác được.

 

"Quyền được sở hữu súng đạn" đã đối lập và chống lại quyền được sống của con người!

 

Trong "nền văn hóa súng đạn" ấy, sự cố gắng của Chính phủ Mỹ, của các cơ quan chức năng Mỹ nhằm giải quyết tình hình, nhằm ngăn chặn, dập tắt các vụ xả đạn bừa bãi, dù dưới thời nào, thì đó cũng chỉ là sự cố gắng mang tính chất "tình thế", không thể là giải pháp căn cơ và không giải quyết được bản chất của vấn đề. Vì thế, "phần lớn những người sống ở bên ngoài biên giới Mỹ không thể hiểu được" những sản phẩm của "văn hóa súng đạn", nhưng người Mỹ thì có thể hiểu được và cũng có thể họ không cần hiểu bởi còn phải lo nhiều vấn đề khác của cuộc sống mưu sinh.

 

Cũng cần nói thêm một tình hình là, trong khi nền kinh tế gặp nhiều khó khăn chồng chất, nhưng ngân sách cho quốc phòng, chi phí cho quân sự vẫn gia tăng. Trong vòng 48 năm sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, đã có 4,5 nghìn tỷ USD chi cho quân sự; nghĩa là: sử dụng 95,7 tỷ USD/năm; 262,2 triệu USD/ngày; 10,9 triệu USD/giờ; 181,166 USD/phút cho quân sự.

 

Theo cơ quan ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO), Mỹ chi phí cho chiến tranh ở Iraq và Afghanistan cùng các hoạt động chống khủng bố khác lên tới 171 tỷ năm 2007, năm 2008 là 193 tỷ USA; ngân sách quân sự của Mỹ bằng 48% chi phí quân sự toàn cầu, năm 2013, Hạ viện Mỹ đã thông qua ngân sách quốc phòng lên tới 642,5 tỷ USD .

 

Sự gia tăng chi phí quân sự trong bối cảnh của khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế càng làm cho các vấn đề xã hội trở nên trầm trọng hơn. 

 

Cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008 đã đẩy nhiều người dân Mỹ rơi vào tình trạng thất nghiệp, diện nghèo. Theo Cục Điều tra Dân số Mỹ công bố năm 2010, ở Mỹ có tới 46,2 triệu người (chiếm 15,2% dân số) thuộc diện nghèo, mức cao nhất trong 20 năm qua. Đến 2013, tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ vẫn ở mức 7,7%. Cuộc khủng hoảng này vẫn chưa nguôi ngoai, thì nước Mỹ lại rơi vào tình trạng suy thoái, khủng hoảng, nợ công nặng nề.

 

Đối với người dân Mỹ, Phố Wall không chỉ là nơi tập trung những tập đoàn tài chính lớn của Mỹ mà còn mang tính chất biểu tượng của sự phân hóa giai cấp, một sự phân hóa công khai và hợp pháp; là nơi giàu có nhất gắn với "sự vơ vét và tham nhũng". Phong trào chiếm Phố Wall diễn ra gần đây ở Mỹ đã cho thấy những mâu thuẫn không dễ gì hóa giải của xã hội Mỹ hiện đại; những chính quyền và cơ chế "của 1%, do 1% và vì 1%" trong xã hội là thể hiện sự tập trung cao độ quyền lực và lợi ích kinh tế, chính trị vào thiểu số rất ít người, sự bất bình đẳng xã hội sâu sắc không thể điều hòa của chủ nghĩa tư bản Mỹ.

 

Liệu có được sự bình đẳng, dân chủ đầy đủ, thực chất hay không trong lòng nước Mỹ hiện nay, khi người giàu chỉ chiếm 1% dân số, nhưng lại chiếm tới 21% tổng thu nhập và 35% tài sản đất nước? "Lỗ hổng về nhân quyền" đó là nét đặc trưng không gì có thể san lấp nổi của xã hội Mỹ. Tạp chí Kinh tế (Anh) cho rằng nước Mỹ đang ở giữa một "thập kỷ lạc lối", có khả năng tạo ra một thế hệ trẻ thất nghiệp, vỡ mộng, chán chường, mất phương hướng.

 

Trong tình hình đó người ta đã thấy sự lúng túng trong phương hướng và mô hình phát triển của siêu cường số 1 thế giới này. Những gói kích thích kinh tế, những điều chỉnh chính sách, những tranh luận và thỏa hiệp giữa đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa nhằm cứu vãn tình thế đã khắc phục được phần nào sự suy thoái, khủng hoảng kinh tế và bước đầu phục hồi, nhưng những khó khăn vẫn còn chồng chất, nhiều vấn đề xã hội nhức nhối vẫn không thể khắc phục. Ông B. Obama đã phải khuyến cáo Quốc hội Mỹ sẽ không thể điều hành được đất nước bằng việc "lê lết từ khủng hoảng này tới khủng hoảng khác". Chính phủ Mỹ cũng đã công bố chương trình cắt giảm ngân sách mạnh mẽ nhằm giảm nợ công và chi tiêu công, trong đó có y tế và chăm sóc sức khỏe người dân.

 

Những vấn nạn xã hội của thời kỳ "hậu nợ công" như nhiều người nói đến, cùng với những "giá trị" của "nền văn hóa súng đạn" đã làm gia tăng tình trạng bạo lực ở Mỹ, làm sâu sắc thêm những mâu thuẫn vốn có trong lòng xã hội Mỹ hiện đại
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ (25-04-2024)
    Bình luận về Barron Trump gây phẫn nộ (21-03-2024)
    Bầu cử Mỹ 2024: Tổng thống J. Biden, ông D. Trump nỗ lực ghi điểm (17-03-2024)
    Bầu cử Mỹ: Ông Biden và ông Trump trở thành ứng viên tổng thống của mỗi đảng (13-03-2024)
    Ông Trump siết chặt kiểm soát đảng Cộng hòa Mỹ (13-03-2024)
    Bức tranh sau bầu cử (13-03-2024)
    Cuộc chiến bầu cử Mỹ đã bắt đầu (13-03-2024)
    Ông Donald Trump tiến gần tới vị trí ứng cử viên đại diện của đảng Cộng hòa (12-03-2024)
    Sớm đưa các thuyền viên Việt về nước sau khi tàu hàng bị tấn công ở Biển Đỏ (08-03-2024)
    Những nội dung chính trong thông điệp liên bang 2024 của Tổng thống Mỹ (08-03-2024)
    Bầu cử Mỹ: Ông Biden và Trump thắng lớn tại California trong ngày 'Siêu Thứ Ba' (06-03-2024)
    Taylor Swift rục rịch kêu gọi bầu cử tổng thống Mỹ (06-03-2024)
    Người cung cấp thông tin cho FBI bị truy tố tội khai man về Tổng thống Joe Biden (16-02-2024)
    Cựu Tổng thống Trump đối mặt với án tù dài (06-02-2024)
    Vì sao Mỹ chưa thể dứt điểm Houthi? (05-02-2024)
    13 thống đốc đảng Cộng hòa tới biên giới, ủng hộ Texas 'kháng lệnh' ông Biden (05-02-2024)
    Mỹ cân nhắc phản ứng trước việc 3 binh sỹ thiệt mạng ở Jordan (30-01-2024)
    Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump thẳng tiến (29-01-2024)
    Phản ứng của ông Biden khi ông Trump thắng bầu cử sơ bộ ở bang thứ hai liên tiếp (24-01-2024)
    Bỏ phiếu ở New Hampshire quyết định chiến thắng bầu cử sơ bộ của ông Trump? (23-01-2024)

Các bài viết cũ:
    Cuộc chiến ngân sách tại nước Mỹ sẽ còn kéo dài (09-11-2013)
    Các nghị sĩ Cộng hòa tiếp tục tấn công ObamaCare (07-11-2013)
    Dân Mỹ biểu tình rầm rộ phản đối hoạt động giám sát của NSA (26-10-2013)
    Tổng thống Mỹ chính thức phê chuẩn nâng trần nợ, mở cửa chính phủ (17-10-2013)
    Thượng viện đạt thỏa thuận cứu nước Mỹ thoát cảnh vỡ nợ (17-10-2013)
    CP Mỹ đóng cửa: Đảng Cộng hòa bắt đầu nhượng bộ  (10-10-2013)
    Ai đẩy nước Mỹ đến vách đá? (08-10-2013)
    Tỷ lệ người dân Mỹ phản đối giới nghị sỹ tăng mạnh (08-10-2013)
    Khủng hoảng chính trị Mỹ ngày càng sâu sắc (02-10-2013)
    'Tâm thư' xúc động của Tổng thống Obama gửi quân đội Mỹ (01-10-2013)
    Tổng thống Mỹ "van nài" các nghị sĩ: “Đừng đóng cửa nhà nước!” (28-09-2013)
    Nước Mỹ và hố sâu nợ nần (26-09-2013)
    Cuộc chiến ngân sách Mỹ (24-09-2013)
    Nước Mỹ tưởng niệm 12 năm vụ khủng bố 11/9 (12-09-2013)
    Nguy cơ Mỹ can thiệp quân sự vào Syria đã cận kề? (25-08-2013)
    CIA thừa nhận dàn dựng vụ đảo chính tại Iran năm 1953 (20-08-2013)
    Mỹ chuẩn bị can thiệp quân sự vào Syria? (19-08-2013)
    Mỹ lần đầu tiên công nhận sự tồn tại của Khu vực 51 bí ẩn (17-08-2013)
    Nút “reset” hỏng của Obama (15-08-2013)
    Mỹ cố làm Brazil nguôi giận (14-08-2013)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152903359.